~ Toàn là những điều thực hành ngay được. Còn về kết qủa thì trong sách tác giả đã đưa ra nhiều thí dụ có thật để chứng minh hiệu qủa của phương pháp, nhưng chúng tôi tưởng chỉ một quá khứ đầy thành công của ông trong bốn ngành hoạt động khác nhau cũng đủ chứng thực nhiều rồi.
Tôi biết có bạn sẽ nói: “Bảy bực thang đó có vẻ khó leo quá! Phải có nghị lực này, phải luyện tánh, luyện trí này...” Cũng hơi khó thật. Nếu dễ thì ai chẳng thành công và cuốn này không cần phải viết nữa. Nhưng chúng ta thử nghĩ kỹ xem quá có khó lắm không?
Sách có ích cho mọi hạng người. Ta đương gặp cánh gió xuôi, ừ, thì sách sẽ là cánh buồm căng thẳng đẩy thuyền ta mau tới bến. Ta đương lung tung trong cánh gió ngược ư, sách sẽ là cây sào chống đỡ thuyền ta cho khỏi thụt lùi, khỏi đâm vào mỏm đá, để tiến lên - mặc dầu chậm chạp - và đợi lúc gió đổi chiều. Vì gió sẽ phải đổi chiều. Ta phải luôn luôn dự bị sẵn sàng để đón gió.
Vậy chúng tôi xin độc giả đọc kỹ cuốn này. Nếu bạn có chút nghị lực thì nó sẽ đánh dấu một khúc quẹo trong đời của bạn và biết đâu chừng, nó chẳng mang lại cho bạn một ngọn gió mới để đưa bạn đến bến mà bạn hằng mong tưởng ~
Dẫn nhập
Sách ảnh “Việt Nam Xưa” tập 3 là tập hợp những ký ức một thời về Việt Nam qua các lĩnh vực kiến trúc, văn hoá, đồi sống, kinh tế … với hơn 200 ảnh và bưu ảnh.
Dù thời gian có làm phai mờ hay lấy mất đi những dấu tích của lịch sử, nhưng trong ký ức của mỗi người Việt Nam, nhiều góc phố, con đường với những cư dân lao động sống trong thời kỳ thuộc địa luôn là hình ảnh gợi nhớ trong tâm trí; đó là những kỷ niệm vui buồn, những giá trị văn hóa của một thời đã mất nhưng vẫn hằn sâu mãi trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam và của các thế hệ sau này. Qua những hình ảnh, chúng ta còn tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên đã khuất và những đứa con đã ở lại hay ra đi trong thời kỳ chinh chiến mà nay trở về với quê hương để ngắm lại cây đa, bến nước, bờ đê để thăm cậu bé đánh giày, chị bán hàng rong, anh bán kẹo kéo, cô láng giềng thân thương ngày nào... mà nay đã không còn nữa.