Câu chuyện Do Thái lịch sử thăng trầm của một dân tộc
Con đường hồi giáo
Khi dành được độc lập 1948, Israel chỉ là một nước thuộc thế giới thứ 3. Không chỉ đảm bảo sự sống còn trong chiến lược của mình, mà Israel mang nhiệm vụ xây dựng một nhà nước dân chủ ổn định. Thêm vào đó, Israel lúc bấy giờ bị thiếu tài nguyên thiên nhiên cho sản xuất, ngoại trừ phốt phát chất lượng cao ở biên giới Phía Đông. Israel hầu như không có dầu và chỉ có một lượng nhỏ khí đốt tự nhiên. Thậm chí nước cũng là một vấn đề mà Israel phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt hàng kỳ. Cơ sở hạ tầng thì yếu kém, ví dụ như không có mạng lưới đường bộ tốt và không có hệ thống đường biên giới nối với các nước láng giềng vì họ đóng cửa.
Vậy câu hỏi đặt ra là “Chìa khóa của những thành tựu của người Israel nằm ở đâu nếu không phải là nằm ở nơi những cổ vật quí giá hay ở kích thước địa lý của đất nước và lịch sử?”. Mẫu thuẫn nào giữa tôn giáo và bản sắc dân tộc có nảy sinh? Như chúng ta đều biết Do Thái giáo là tôn giáo gắn liền với lịch sử lập quốc chông gai của Israel. Hành trình đi theo đức tin hay còn gọi là sức mạnh tôn giáo đã vượt qua những năm tháng thăng trầm và hành trình gian nan như thế nào? Qua quyển “Câu chuyện Do Thái lịch sử thăng trầm của một dân tộc” đã lột tả được cuốn phim lịch sử của Israel một cách chân thật nhất về hành trình kinh ngạc của dân tộc đáng ngưỡng mộ này.
Kèm với bức tranh lịch sử đầy sống động trải qua 4000 năm đầy thương bi. Nhưng cũng đầy những dũng cảm đó, không thể không nhắc đến mảnh đất khô cằn và nhỏ bé Israel này đã bị bao quanh bởi các nước láng giềng thù địch. Qua “Con đường hồi giáo” sẽ bổ sung cho chúng ta biết chi tiết về những câu chuyện ngoạn mục bên trong các nước láng giềng thu địch của Israel như Saudi, Dubai, Oman, Yemen, Li Băng, Syria, Jordan, Palestine, Ai cập, Libya, Tunisia, Ma rốc và Tây Ba Nha. Và có những ảnh hưởng nhất định đến Israel, vậy liệu rằng Hồi giáo, Do Thái giáo và Thiên chúa giáo có thể sống chung trong một bầu trời hay không? Hành trình trải nghiệm 20 quốc gia ở Trung Đông, Nguyễn Phương Mai đã khắc họa một bức tranh toàn cảnh cuộc sống và đức tin người dân Trung Đông lúc bấy giờ.
Tuy là một khu vực nhỏ bé nhưng đó là nơi sinh ra những tôn giáo lớn trên thế giới và là cái nôi của nền văn minh nhân loại. Mang những nét văn hóa và đức tin trái ngược hoàn toàn với nhau, vậy hành trình đức tin này sẽ đi đến đâu và về đâu.