Tuân
Duyệt thời Hán nói: "Thời xưa, triều đình có hai tòa Sử: Tòa Sử bên tả
chuyên chép lời Vua nói, tòa sử bên hữu chuyên chép việc Vua làm. Mỗi
khi Vua cử động, đều ghi chép hết thảy. Cho nên điều hay điều dở và việc
thành việc bại của nhà Vua, thảy đều còn lại. Dươi đến kẻ sĩ và thứ
dân, nếu có người tài, việc lạ, cũng đều ghi chép. Bởi thế, việc phải
trái của một sớm mai mà vinh nhục lưu truyền ngàn thuở"
Văn
Trung Tử nói: "Thánh nhân có 3 sách, thuật theo lối sử: 1) Kinh Thư, 2)
Kinh Thi, 3) Kinh Xuân thu. 3 sách ấy đều bởi sử mà ra, nhưng không thể
hỗn tạp được. Bởi thế thánh nhân chia làm 3 loại"
Viên
Sơn Tùng nói : "Việc chép Sử có 5 điểm kém: 1. Phiền toái mà không
chỉnh đốn, 2. Thô tục mà không điển nhã, 3. Chép không đúng sự thực, 4.
Chép thưởng phạt không trúng, 5. Văn không thắng chất".
Lưu Tri Cơ nói: "Người soạn Sử phải có ba điểm sở trường: 1) Tài năng, 2) Học lực, 3) Trí thức"
Nay soạn bộ Sử này chép từ thời vua Thái Tổ Cao Hoàng Đế cho đến hết thời vua Cung Hoàng, làm Bản kỷ, làm Chí, làm Liệt truyện.
(Trích dẫn trong bài TỰA của tác giả)