LỆ ĐẠT - NGƯỜI MỞ CHỮ
Tôi không muốn đính định danh “đổi mới tư duy” cho Lê Đạt, bởi lẽ, cụm chữ ấy đã bị dùng mòn, trở thành sáo ngữ. Trong khí đổi mới tư duy, thực chất, là một vật lộn âm thầm, quyết liệt, mà bản thân mỗi người phải trả giá bằng mồ hôi, thậm chí nước mắt, để đổi thay một lối cảm, lối nhìn, lối nghĩ vốn là máu thịt của minh nhưng giờ đã ôi thiu. Dó chính là cuộc "cách mạng hệ hình”: từ hệ hình tư duy củ, cổ truyền, cục bộ, sang hệ hình tư duy mới, hiện đại, phổi biến. Nếu hiểu như vậy thì Lê Đạt chính là người đổi mới tư duy tiêu biểu.
...
Là một người quyết liệt trong tư duy, trong đổi mới tư duy, nhưng Lê Đạt lại là người khoan hòa, cận nhân tình trong đời sống. Sự giằng co giữa hai ứng xử trái ngược này, đôi khi, làm Lê Đạt mất đi cái sức mạnh nguyên khối, có thể đây là yếu điểm/điểm yếu của người trí thức nói chung, người trí thức Việt Nam, đặc biệt là trí thức đồng bằng Bắc bộ. Có thể đây là lối sống mát (cool), lối sống kiểu văn hóa khác với lối sóng nóng (hot), lối sống kiểu chính trị. Nhưng, biết đâu, chẳng vì thế mà Lê Đạt trở thành một nhà văn hóa, nhà nhân văn. Một người Hiền, ông-già-trẻ-nhỏ, một người minh triết.
Để xây dựng được diễn ngôn của quyền lực tri thức, nhất thiết phải có một môi trường sạch, để ánh sáng qua đấy, hoặc từ đấy phát đi không bị khúc xạ hoặc sáng lòe. Đó hẳn là lý do Lê Đạt gắn bó, lo toan với/cho Tia Sáng ngay từ buổi đầu. Và Tia Sáng nhanh chóng trở thành ngôi nhà (/ngôn ngữ vì Heidegger coi ngôn ngữ là ngôi nhà của tồn tại) của Lê Đạt. Ngôi nhà ấy luôn đầy ắp con chữ và tiếng cười ấm áp, sảng khoái của ông, kể cả khi ông đã đi xa.
Mong muốn những con chữ mở nghĩa, dôi nghĩa, năng sản của người mở chữ Lê Đạt sẽ tìm được ở tâm hồn bạn đọc ngôi nhà của nó, để làm tổ và sinh sôi. Đấy là lý do Nhà xuất bản Trẻ và Tạp chí Tia Sáng in tập sách này. Và cũng là lý do tôi trân trọng giới thiệu sách này với bạn đọc.
12-3-2011 Đỗ Lai Thúy