Đã 10 năm “Trung Niên Thy Sỹ” “Từ biệt cõi trần”.
thời gian trôi qua, “xiết bao là nước chảy qua cầu…”
Trong cũng như ngoài giới văn học nghệ thuật, có lẽ mỗi khi nhắc đến tên Bùi Giáng, mỗi người hẳn có những hình dung riêng biệt?
Quả thật vậy! Vì quanh ông có quá nhiều “giai thoại" mà đã là “giai thoại” không ít nhiều đều mang tính hư cấu. Hào quang của những giai thoại ấy đã biến ông thành con người đầy những nét đặc biệt, gợi sự chú ý của quần chúng.
Năm 1993, ông đã có thư ngỏ:
Thân Gửi Bạn Đọc Bây Giờ - Tôi tên là Bui Van Búi - tức Búi Giàng Bùi - gửi tập thơ “cuối cùng” này tới bàn tay bạn đọc.
Tâm nguyện bình sinh của tôi bây giờ là:
“Mong mỏi một điều duy nhất: đừng bao giờ bạn đọc bận tâm về bất cứ lời bàn bạc nào thật hay giả của bất cứ "bạn hữu” nào đó xưa nay của tôi ở Việt Nam hoặc ở hải ngoại’.
Kính bút.
Bùi Giáng, 93.
Từ năm 1993 gia đình chúng tôi đã cố gắng để chuyển tải, giới thiệu những tác phẩm mới hoặc cũ của ông đến bạn đọc cũng không ngoài mục đích mong muốn bạn đọc qua tác phẩm đến với ông một cách nhẹ nhàng và trung thực hơn.
Bùi Giáng trở lại với sáng tác từ đầu thập niên 90. Ông sáng tác rất mạnh và đều cho đến cuối đời. Chúng tôi đã giới thiệu một số thi tập: Rong rêu (1995) Đêm Ngắm Trăng (1996), Như Sương (1998) và một số thi tập ở nước ngoài: Thơ Bùi Giáng (Thế kỷ 1994), Thơ Bùi Giáng (Cali 1995), Thơ Chớp Biển (Cali 1996). Cùng với việc xuất bản các thi tập, chúng tôi đã tái bản một số tác phẩm văn học dịch thuật, giảng luận của ông.
Sau ngày ông về “Một cõi khác”(17/8/Mậu Dần), số lượng di cảo ông để lại khá lớn gồm nhiều thể loại: Thơ, một số bản dịch về văn chương, triết học của tác giả ông ưa thích như Albert Camus, André Gide...
Thời gian qua chúng tôi đã gởi đến bạn đọc các thi tập (di cảo): Mười hai con mắt (di cảo I), Thơ vô tận vui (di cảo II), Tuyết băng vô tận xứ (di cảo III), Mùa màng tháng 4 (di cảo IV), Thơ vịnh họa (di cảo V).
Nhân kỷ niệm 10 năm ngày “Trung Niên Thy Sy” vể “một cõi khấc” (17/08/Mậu Dần - 17/08/Mậu Tý) chúng tôi thực hiện hai di cảo:
1. Thi tập Rớt hột phiêu bồng (di cảo VI)
2. Tác phẩm văn học dịch: Trường học đờn bà
(Thục nữ học đường) (di cảo VII) (ÚÉcole des Femmes của André Gide)
và tái bản tác phẩm Lễ hội tháng ba, như một món quả gửi đến bạn đọc và cũng lâ nén nhang lòng thắp lên để tưởng nhớ đến ông.
Thời gian tới, khi điều kiện cho phép, gia đình chúng tôi sẽ cố gắng giới thiệu những di cảo của ông đến với độc giả được trọn vẹn hơn.
Chúng tôi xin chân thảnh cám ơn NXB Văn Nghệ, NXB Văn Hóa Sài Gòn đã giúp đỡ và hỗ trợ để tác phẩm của ông đến kịp với bạn đọc trong dịp kỷ niệm lần này.
Quỳnh Na