Tổ Chức Phòng Thủ Và Hoạt Động Bảo Vệ Vùng Biển Miền Trung Dưới Triều Nguyễn Giai Đoạn 1802 -1885

Tình trạng: Còn hàng Thương hiệu: DTBooks
  • Nhà xuất bản: NXB Khoa Học - Xã Hội
  • Ngày xuất bản: 05/2017
  • Trọng lượng: 560
  • Hình thức bìa: Bìa Mềm
  • Công ty phát hành: DTBooks
  • Số trang: 320
  • Tác giả: Lê Tiến Công
Giá: 104,000₫ 130,000₫ -20%
Số lượng:
Chính sách bán hàng
Cam kết 100% chính hãng Cam kết 100% chính hãng
Miễn phí giao hàng từ 250k (nội thành HCM), và từ 500k (ngoại thành HCM và tỉnh) Miễn phí giao hàng từ 250k (nội thành HCM), và từ 500k (ngoại thành HCM và tỉnh)
Hỗ trợ từ thứ 2 đến thứ 7 (8h - 18h) Hỗ trợ từ thứ 2 đến thứ 7 (8h - 18h)
Thông tin thêm
Hoàn tiền
111%
nếu hàng giả Hoàn tiền 111% nếu hàng giả
Mở hộp
kiểm tra
nhận hàng Mở hộp kiểm tra nhận hàng
Đổi trả trong
7 ngày Đổi trả trong 7 ngày

THƯỜNG ĐƯỢC MUA CÙNG

Mô tả sản phẩm

Những năm gần đây, mặc dù đã có khá nhiều các chuyên gia trong nước và quốc tế quan tâm nghiên cứu về lịch sử chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, nhưng dường như chưa có mấy tác giả đi sâu nghiên cứu hệ thống phòng thủ, công tác tuần tra, kiểm soát và các hoạt động bảo vệ vùng biển vốn được các vương triều phong kiến độc lập của nhà Nguyễn triển khai thường xuyên, liên tục. Cuốn sách Tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885 của TS. Lê Tiến Công mà bạn đọc đang có trong tay là công trình nghiên cứu khoa học độc lập đầu tiên về vấn đề này.

Nội dung chủ yếu của cuốn sách được giới thiệu trong 3 chương theo lô gích chặt chẽ và hợp lý. Chương 1: Cơ sở của việc tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn; Chương 2: Tổ chức phòng thủ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn và Chương 3: Hoạt động bảo vệ và thực thi chủ quyền vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn. Để hoàn thành công trình này, tác giả đã sử dụng các phương pháp cơ bản của sử học trong giám định, phân tích, đánh giá các nguồn sử liệu, phương pháp điều tra điền dã dân tộc học, khảo cổ học, phương pháp thống kê định lượng, phân tích so sánh, phương pháp bản đồ học...

Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về công cuộc tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển đảo miền Trung Việt Nam dưới triều Nguyễn, giai đoạn 1802-1885, khi triều Nguyễn là một triều đại phong kiến độc lập đang đứng trước nguy cơ bị tấn công xâm lược từ phía biển của đế quốc thực dân phương Tây có trang bị vũ khí, phương tiện và kỹ thuật vượt trội. Quyết tâm bảo vệ trọn vẹn chủ quyền quốc gia lãnh thổ, lãnh hải của nhà Nguyễn thể hiện trước hết ở việc đẩy mạnh các hoạt động thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa lên đỉnh cao nhất của thời trung đại; đồng thời là các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, chống cướp biển, cứu hộ, cứu nạn, chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền quốc gia lãnh thổ, lãnh hải của triều Nguyễn. Tác giả còn đi xa hơn khi phân tích đánh giá những thành công và cả những mặt chưa thành công của công cuộc phòng thủ, bảo vệ chủ quyền và rút ra những bài học có thể vận dụng vào trong công cuộc xây dựng, bảo vệ biển đảo và đất nước hiện nay. 

Sản phẩm đã xem

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng