Những bài kệ trong tập này đã được thực tập tại Làng Hồng trong mùa Hè năm 1984. Thiếu nhi cũng như người lớn đã chép tay các bài kệ này để học thuộc lòng.
Ta chỉ thực tập được các bài kệ sau khi đã thuộc lòng chúng, khi nâng chén trà lên chẳng hạn nếu ta có ý thức thì tự khắc bài kệ sau đây đến với ta một cách tự nhiên:
Chén trà trong hai tay
Chánh niệm nâng tròn đầy
Thân và tâm an trú
Bây giờ ở đây
Mà sở dĩ bài kệ đến với bạn một cách dễ dàng và tự nhiên là vì bạn đã thuộc lòng nó.
Bạn không cần học thuộc lòng một lần tất cả các bài kệ. Trước hết bạn học thuộc lòng một vài bài mà bạn ưa thích. Rồi từ từ học thêm một bài, rồi một bài khác. Trong tập này chỉ có bốn mươi bảy bài kệ. Mỗi bài là một bài thơ, cho nên các bài kệ cũng có thể được gọi là thi kệ.
Những bài kệ này có nhiệm vụ nuôi dưỡng ý thức và nuôi dưỡng chánh niệm. Sử dụng chúng trong một thời gian, bạn sẽ thấy có sự biến đổi trong cuộc đời bạn.
Dần dần, bạn sẽ có chánh niệm trong mỗi tư thế và động tác trong ngày. Bạn sẽ thấy bốn mươi bảy bài kệ trong đây chỉ là những bước đầu của nếp sống tỉnh thức.
Mục lục
47 bài thi kệ thực tập nuôi dưỡng chánh niệm trong đời sống
Cách thức sử dụng
1. Thức dậy
2. Mở cửa sổ
3. Quơ dép
4. Vặn nước
5. Rửa tay
6. Súc miệng, đánh răng
7. Vào nhà cầu
8. Mặc áo
9. Tắm
10. Soi gương
11. Rửa chân
12. Nghe chuông
13. Vào thiền đường
14. Ngồi xuống
15. Điều thân
16. Điều tức
17. Tê chân đổi cách ngồi
18. Chắp tay chào
19. Khen Phật
20. Dâng hương
21. Mở kinh (1)
22. Mở kinh (2)
23.Chùi cầu tiêu
24. Quét tước
25. Dọn thiền đường
26. Đổ rác
27. Cắt hoa
28. Cắm hoa
29. Thay nước bình hoa
30. Đốt nến
31. Cúng Hương
32. Bật đèn
33. Lặt rau
34. Làm vườn
35. Trồng vườn
36. Khen Bụt
37. Tưới cây
38. Thiền hành
39. Uống trà
40. Nâng bát cơm
41. Thỉnh chuông
42. Hồi hướng và phát nguyện
43. Cầm ống điện thoại lên
44. Trước khi rồ máy xe
45. Nhìn bàn tay
46. Mở máy truyền hình
47. Tưới cây trong chậu